Trong dịp cuối năm, chúng tôi có dịp làm việc trực tiếp tại một trường học để cung cấp dịch vụ in ấn. Khi đó đúng vào dịp chào cờ đầu tuần, Khẩu hiệu đội Thanh niên tiền phong Hồ Chí Minh vang lên trước cờ bay trong gió:
“Vì Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa
Vì Lý Tưởng Của Bác Hồ Vĩ Đại – Sẵn Sàng!”
Slogan này đã tồn tại từ thế kỷ trước tới thế kỷ này, được truyền theo các đời thanh niên, và ngấm rất sâu vào tâm trí của người Việt Nam. Chúng tôi chợt thấy có sự liên hệ với slogan của doanh nghiệp, làm thế nào để doanh nghiệp có được những slogan tồn tại theo năm tháng như vậy.
Slogan (hay được gọi là Khẩu Hiệu) là câu văn ngắn gọn chứa đựng toàn bộ thông điệp mang tính chất mô tả và thuyết phục, truyền đạt tư tưởng của tổ chức, thương hiệu. Thông thường, slogan sẽ diễn tả giá trị cốt lõi hay định hướng phát triển của tổ chức, thương hiệu.
Các khẩu hiệu thường được áp dụng theo lối chơi chữ, điệp âm, hoặc các từ ngữ với ý nghĩa mở.
Vì vậy, Slogan là một phần đại diện cho công ty, tổ chức. Nó thể hiện tinh thần và đặc điểm riêng của từng đơn vị.
Khẩu hiệu không chỉ được tạo ra cho quảng cáo, hay chiến dịch sản phẩm, nó còn có vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa lớn trong việc chiếm lĩnh niềm tin của khách hàng dành cho sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.
Xem thêm: Lý do cần thiết kế logo
Solgan đi kèm với bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp và đại diện cho tiếng nói của chính doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, mong muốn tạo ra khẩu hiệu có sức ảnh hưởng từ trong ra ngoài doanh nghiệp sẽ kích thích sự phát triển hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ.
Sự thống nhất từ tên doanh nghiệp, logo và slogan luôn sát cánh cùng nhau. Chúng đóng vai trò trong việc truyền tải sứ mệnh của doanh nghiệp và thúc đẩy giá trị.
Slogan đóng vai trò là một phần của thương hiệu, giúp doanh nghiệp thể hiện được cam kết với khách hàng, hướng thành viên hành động theo thông điệp mà khẩu hiệu dẫn lối.
Với thông điệp đơn giản, ngắn gọn cùng với bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp khách hàng nhận biết doanh nghiệp ở bất kỳ đâu.
Vị trí của Khẩu hiệu vô cùng quan trọng, chính vì vậy chúng ta cần phải xác định và đánh giá mức độ tác động tới thị trường theo yếu tố sau
Trong kinh doanh, Slogan phải mô tả được lĩnh vực của doanh nghiệp, hoặc thể hiện được lợi ích cho khách hàng.
Hãy diễn tả slogan thật ngắn gọn và xúc tích, dễ đọc, dễ nhớ nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa để có thể đi sâu vào nhận thức của mỗi người tiếp xúc với doanh nghiệp. Khi nhắc tới Slogan, thì ngay lập tức ai cũng có thể nhớ đến bạn là ai, sản phẩm của bạn là gì.
Các câu trong slogan không được ảnh hưởng tới thương hiệu khác, không gây hiểu lầm hoặc xúc phậm khiến khách hàng mất thiện cảm với doanh nghiệp.
Hãy nhấn mạnh vào lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ hoặc mua sản phẩm của công ty. Làm nổi bật đặc điểm của mình so với các đối thủ trên thương trường.
Trên đây, inDucdung đã cũng bạn tìm hiểu về slogan – khẩu hiệu cùng vai trò, sức ảnh hưởng của nó trong kinh doanh. Nó chính là tiếng nói của doanh nghiệp trên các phương tiện đại chúng và đi sâu vào tâm trí khách hàng, thu hút khách hàng tiềm năng.
In Đức Dũng tự hào là một trong những công ty in nhanh hàng đầu…
Tone màu không chỉ đơn thuần là màu sắc mà còn bao gồm cả sắc…
Poster Hội Chợ (áp phích hội chợ) là những tấm poster được thiết kế và…
Card cảm ơn chỉ là một tấm thiệp nhỏ nhưng lại sở hữu những giá…
Tag áo là loại nhãn nhỏ được gắn trên các sản phẩm thời trang. Mặc…
Hiện nay, việc tạo dựng hình ảnh đặc trưng và ấn tượng riêng cho doanh…