Swot là gì? 4 bước phân tích Swot của chiến lược thương hiệu
Việc nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ giúp doanh nghiệp chủ động và thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Để làm được điều này, bạn cần biết đến mô hình Swot. Đây là một mô hình nổi tiếng, giúp doanh nghiệp có thể nhận diện, thiết lập chiến lược, xây dựng hướng phát triển lâu dài. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về mô hình này, tại bài viết dưới đây.
Swot là gì?
Swot là một mô hình giúp doanh nghiệp có thể phân tích, xây dựng chiến lược một cách hiệu quả. Swot bao gồm 4 yếu tố chính là tên viết tắt của nó Strengths (điểm mạnh), Weaknesses điểm yếu, Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức).
Trong đó, điểm mạnh, điểm yếu là hai yếu tố đánh giá khả năng của doanh nghiệp. Khi phân tích được, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi. Thường thì 2 yếu tố này sẽ liên quan đến hoạt động, tài sản, sự phát triển của sản phẩm doanh nghiệp.
2 yếu tố còn lại là cơ hội, thách thức cũng tác động bên ngoài, liên quan đến thị trường, mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp có thể sẽ không kiểm soát được hai yếu tố này. Tuy nhiên khi xây dựng SWot, các đơn vị vẫn có thể nắm bắt cơ hội và đề phòng những rủi ro, thách thức có thể xay ra bất cứ lúc nào.
Thông qua việc phân tích Swot, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhìn thấy mục tiêu, các yếu tố trong, ngoài có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mục tiêu đó. Từ đó có chiến lược kinh doanh, bán hàng hợp lý nhất
4 bước phân tích Swot của chiến lược thương hiệu
Xác định mục tiêu của việc phân tích Swot
Bạn cần xác định rõ việc phân tích Swot để làm gì. Có thể mục tiêu của việc này là xem thời điểm này có phù hợp để ra mắt sản phẩm mới hay không. Hay phân tích Swot để tìm hiểu về phương thức hoạt động của đối thủ. Nhờ đó có thể có chiến lược thay đổi tăng sức cạnh tranh hơn.
Nghiên cứu cả nội bộ doanh nghiệp và thị trường bên ngoài với Swot
Trước khi phân tích Swot, doanh nghiệp cần tìm hiểu cả yếu tố nội bộ như kỹ năng của nhân viên, họ mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào. Ngoài ra, có thể tham khảo phản hồi khách hàng để biết điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu nhu cầu thị hiếu khách hàng, đối thủ hoạt động như thế nào, các hoạt động kinh doanh của mình có đúng theo pháp luật quy định hay không.
Nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của mình thông qua mô hình Swot
Lúc này doanh nghiệp có thể đặt ra các câu hỏi như: lợi thế kinh doanh, điểm thu hút nhất về sản phẩm của mình, sự khác biệt giữa doanh nghiệp mình với đối thủ, doanh nghiệp có tài nguyên gì mà đối thủ không có.
Thông qua đó, bạn sẽ xác định được điểm mạnh cốt yếu của mình. Điển hình như môi trường làm việc tố, nhân lực có năng lực, bộ máy lãnh đạo xuất sắc, ý tưởng bán hàng hay….
Ngoài ra cũng cần xác định rõ điểm yếu của mình. Trong đó có thể là đối thủ cạnh tranh nhiều, nguồn ngân sách, nhân lực hạn chế, đội ngũ nhân viên trình độ chưa cao…. Việc nhìn nhận ra điểm yếu sẽ giúp bạn có những hướng đi và chiến lược phù hợp.
Swot giúp bạn liệt kê những cơ hội, nhận biết rủi ro
Để nắm bắt rõ những cơ hội cho mình, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường. Các cơ hội mới mà doanh nghiệp có thể nắm bắt như nhu cầu khách hàng đang gia tăng, sử dụng công nghệ mới, hợp tác với những đối tác lớn, các quy định luật pháp mới mang lại lợi ích gì cho kinh doanh.
Bên cạnh nắm bắt cơ hội, doanh nghiệp cũng cần lắm bắt được các rủi ro để phòng tránh. Ví dụ điển hình như tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng, đối thủ cạnh tranh ngày càng đông, luật pháp có sự thay đổi, rủi ro tài chính hoặc một số yếu tố khác có thể gây tác động xấu đến tương lai doanh nghiệp.
Hy vọng là bạn đã có thể hiểu rõ hơn về Swot cũng như các bước phân tích Swot của chiến lược thương hiệu. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại bình luận hoặc liên hệ với thông tin phía dưới.
Hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH in bao bì Đức Dũng để được tư vấn miễn phí nhé
- Hotline: 024.625.38.388
- Zalo: 0932.956.589
- Email: inbb.ducdung@gmail.com
- Website: https://inducdung.vn
- Địa chỉ: Số 15, Ngõ 29, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Like us on Facebook or Instagram