Sau quyết định thay đổi logo, logo Gap tạo được tiếng vang lớn trên mạng xã hội. Thế nhưng lần này lại đi ngược lại với những gì mà tập đoàn đã kỳ vọng trước đó.
Vào ngày 2/10/2010, logo mới của Gap lần đầu xuất hiện trên trang web đánh dấu một sự thay đổi lớn từ cổ điện, nghiêm túc sang hiện đại và trẻ trung. Logo mới của Gap được thiết kế với nền xanh navy và 3 chữ cái viết hoa quen thuộc trước đó đã được thay bằng font chữ Helvetica với một hình vuông xanh ở bên góc phải.
Louise Callagy đã tự tin chia sẻ trên tờ Forbes rằng GAP đang cố gắng làm mới bản thân và logo chính là bước đầu tiên trên hành trình này. Ông nói rằng logo của Gap đã hơn 20 năm tuổi và đã đến lúc cả thương hiệu và sản phẩm cần được đổi mới. Mục đích của họ là đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Ban quan trị của Gap đã đạt rất nhiều kỳ vọng vào sự thay đổi lần này nhưng mọi thứ không tốt đẹp như những gì họ nghĩ. Bởi ngay khi logo mới xuất hiện, nó đã tạo ra một cơn địa trấn trên khắp các MXH. Cơn địa trấn này không đi theo chiều hướng tích cực mà nó đi theo chiều hướng tiêu cực khi có hàng ngàn tài khoản đã bày tỏ sự bức xúc và chê bai logo mới.
Thậm chí đã có một trang web có tên là Crap Logo Yourself đã được lập ra để khuyến khích mọi người tự làm một logo tương tự như GAP và sử dụng nó làm hình đại diện.
Cơn bão chỉ trích này lớn đến nỗi chỉ sau 7 ngày, Gap đã tuyên bố quay lại logo cũ. Tuy đã quay lại logo cũ sau một thời gian ngắn nhưng tập đoàn đã phải chịu những hậu quả vô cùng lớn khi giá trị tập đoàn đã giảm 13% và cổ phiếu lúc bấy giờ chỉ còn 18,25$.
Tuy mới chỉ xuất hiện trong vòng 7 ngày nhưng nó đã tiêu tốn hơn 100 triệu USD của Gap. Trong đó có 7 triệu USD là tiền nghiên cứu, còn lại là tiền quảng cáo và thay đổi hàng loạt.
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong lần thay đổi logo lần này của Gap. Cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân này nhé.
Font chữ trước cũ của Gap là font chữ kinh điển và nó được sử dụng trong nhiều thương hiệu như: Jeep, Panasonic,…Thế nhưng ban quản trị của Gap đã trực tiếp thay đổi Font chữ cũ thành một Font chữ mới với những đường nét sắc nhọn. Với font chữ cũ, các chữ trong logo thể hiện được sự sắc bén, tuy không độc đáo nhưng nó lại thể hiện được sự chuyện nghiệp. Tuy nhiên ngay khi đổi sang font chữ mới, Gap đã bị người dùng đánh giá là mất chất không có điểm gì khác biệt so với các đối thủ khác.
Phần ô vuông nhỏ được thêm vào để từng nhớ đến logo cũ nhưng trên thực tế nó bị đánh giá là làm xấu đi cấu trúc của logo mới. Nó đã làm mất đi sự nghiêm túc đặc trưng của thương hiệu. Không những vật hình ảnh “ ô vuông xanh” chính là một trong những hiệu ứng được sử dụng nhiều nhất trong ngành.
Nguyên tắc khi thay đổi logo đó chính là phải giữ lại những yếu tố thân thuộc của logo cũ vì nó là điều đã khắc sâu trong tâm trí người dùng. Chúng ta có thể thấy được sự thành công trong quá trình thay đổi logo của Starbucks.
Điểm đặc trưng của Gap chính là Font chữ là logo xanh, thế nhưng cả 2 yếu tố này đã biến mất hoàn toàn trong logo mới.
Chiến dịch đổi mới của Gap đã thất bại hoàn toàn khi Logo Gap mới không được người tiêu dùng chấp nhận. Điều này đã khiến cho Gap phải trả một cái giá rất đắt cho những sai lầm của mình.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ giá trị của các logo công ty du lịch. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thiết kế logo, bạn vui lòng liên hệ thông tin phía dưới để được giải đáp chi tiết.
In Đức Dũng tự hào là một trong những công ty in nhanh hàng đầu…
Tone màu không chỉ đơn thuần là màu sắc mà còn bao gồm cả sắc…
Poster Hội Chợ (áp phích hội chợ) là những tấm poster được thiết kế và…
Card cảm ơn chỉ là một tấm thiệp nhỏ nhưng lại sở hữu những giá…
Tag áo là loại nhãn nhỏ được gắn trên các sản phẩm thời trang. Mặc…
Hiện nay, việc tạo dựng hình ảnh đặc trưng và ấn tượng riêng cho doanh…