Màu Pantone là gì?
Với những người làm trong lĩnh vực thiết kế, in ấn thì màu Pantone là cái tên đã quá quen thuộc. Chúng ngày càng được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, trở thành hệ quy chiếu màu sắc chuẩn mực. Vậy thực chất đây là màu gì và khi nào sản phẩm cần sử dụng loại mày này?
Màu Pantone là gì?
Màu Pantone được hiểu đơn giản là màu pha hay màu thứ 5. Bởi loại màu này đã được các chuyên gia nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa với đặc điểm, thông số kỹ thuật rõ ràng, khác hoàn toàn với “màu thường” – màu được tạo từ việc pha trộn 4 màu cơ bản trong in ấn.
Trong tên gọi các loại màu Pantone, ngoài mã số riêng thể hiện sắc độ còn có các số cùng chữ cái C, M, U đi kèm để thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in. Hiện, bảng màu Pantone đã được đóng thành sách hình cánh quạt xòe hoặc sách từ điểm với kích thước gần như khổ A4 có nhiều trang màu khác nhau.
Ở Việt Nam nói riêng, trên thế giới nói chung, chúng đã trở thành bộ tiêu chuẩn so sánh và pha chế màu sắc chi tiết giữa nhà xuất bản, designer và các bộ phận khác. Với sự trợ giúp của bảng màu này, các nhà thiết kế có thể đảm bảo được màu khi in ra giống với màu trên bản thiết kế dù có sử dụng các loại máy sản xuất khác nhau.
Phân loại các bộ màu Pantone
Tùy vào từng lĩnh vực, bộ phận sản xuất mà bảng màu Pantone được xây dựng với nhiều bộ mã khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng được phân loại dựa theo các tiêu chí sau:
- Theo vật liệu tạo mẫu:
- Pantone TPX: bảng màu tra cứu in trên chất liệu giấy, phục vụ trong lĩnh vực in ấn.
- Pantone TCX: bảng màu tra cứu trên chất liệu vải cotton, phục vụ trong ngành nhuộm vải.
- Theo mục đích sử dụng:
- Pantone CMYK (Pantone Color Bridge): bộ chuẩn màu thiết kế sử dụng trên các phần mềm đồ họa.
- Pantone Formula Guide: gồm các công thức pha mực dành cho xưởng sản xuất, gia công, in ấn.
- Theo đặc tính của vật liệu thiết kế:
- Pantone Metallics: loại dùng cho thiết kế kim loại.
- Pantone Neon & Pastel: loại dùng cho thiết kế giấy decal, bảng hiệu, phấn.
Khi nào sản phẩm cần sử dụng màu Pantone?
Màu Pantone cho độ chuẩn xác cao. Hơn nữa, màu sắc có độ tươi tắn, nổi bật, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Chúng mang lại hiệu quả in ấn, sản phẩm thiết kế cao hơn hẳn so với màu truyền thống. Tuy nhiên, ngược lại, đây lại là một phương án in ấn đắt đỏ bởi khi tách bản in, máy ghi phim sẽ tách thành 1 màu riêng ngoài 4 màu CMYK thông thường.
Chính bởi chi phí bản kẽm tăng thêm nên kinh phí in Pantone sẽ đắt hơn nên chúng thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Khi xuất bản, in ấn hình ảnh sử dụng 1 đến 2 màu.
- Xuất bản một màu mực nhưng loại CMYK không thể mô phỏng được chính xác.
- In một màu cụ thể trên nhiều trang và yêu cầu độ chính xác ở tất cả các trang in.
- Khi cần in phủ lên bề mặt lớn.
- Dùng nhiều màu sắc sống động hơn mà mực in CMYK không thể làm được.
- Sản phẩm in ấn với những hiệu ứng đặc biệt như màu kim loại, màu huỳnh quang.
Như vậy, trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về màu Pantone là gì. Cũng như giải đáp vấn đề thắc mắc khi nào sản phẩm cần sử dụng loại màu này. Hy vọng những chia sẻ đó sẽ trở thành thông tin hữu ích, giúp bạn đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất cho sản phẩm của đơn vị mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, cần tư vấn, bạn có thể liên hệ tới chúng tôi, In Đức Dũng sẵn sàng hỗ trợ.
- Hotline: 024.625.38.388
- Zalo: 0932.956.589
- Email: inbb.ducdung@gmail.com
- Website: https://inducdung.vn
- Địa chỉ: Số 15, Ngõ 29, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội