In lụa là gì? Ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật in lụa
Nhắc đến in ấn, nhiều người chỉ nghĩ đến in kỹ thuật số, in laser mà ít người biết đến in lụa. Nhưng thực tế, đây lại là kỹ thuật in được ứng dụng rất phổ biến trong thực tiễn đời sống hiện nay. Vậy in lụa là gì? Quy trình thực hiện kỹ thuật in này như thế nào? Ứng dụng của kỹ thuật in này cụ thể ra sao?
In lụa là gì?
In lụa hay còn có tên gọi khác là in lưới. Đây là kỹ thuật in ấn sử dụng khuôn in làm bằng chất liệu tơ lụa. Với chất liệu này, bản in sẽ đạt được độ sắc nét và tinh tế cao nhất.
Ngoài chất liệu tơ lụa, ngày nay kỹ thuật in này được cải tiến sử dụng khuôn in với nhiều loại chất liệu khác nhau như vải cotton, vải bông hoặc các loại lưới kim loại. Chính vì vậy, in lụa còn được gọi với tên mới có độ bao quát hơn là in lưới.
Các loại in lụa
In lụa được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là các tiêu chí dưới đây:
Phân loại dựa vào hình dạng của khuôn in
Theo hình dạng của khuôn in, in lụa có các loại cơ bản gồm:
- In dạng khuôn lưới tròn
- In dạng khuôn lưới thẳng
Phân loại dựa vào phương pháp in
Theo phương pháp in, in lụa gồm 3 loại cơ bản là:
- In phá gắn: Đây là hình thức in trên sản phẩm có nền màu sẵn nhưng màu in có thể phá màu nền và gắn màu mới cần in lên sản phẩm
- In trực tiếp: Đây là hình thức in lên sản phẩm có nền trắng hoặc các màu nhạt nhưng màu in mới không bị ảnh hưởng
- In dự phòng: Đây là hình thức in lên các sản phẩm có màu sẵn nhưng không thể sử dụng phương pháp in phá gắn
Phân loại dựa vào cách thức sử dụng khuôn in
Theo cách thức sử dụng khuôn in, in lụa có các loại cơ bản gồm:
- In trên bàn in thủ công
- In trên hệ thống máy tự động
- In trên hệ thống có cơ khí một số thao tác
Quy trình kỹ thuật in lụa
Để bản in sắc nét, in lưới/lụa phải thực hiện theo đúng quy trình sau đây:
- Bước 1: Pha keo
- Bước 2: Chuẩn bị khuôn để in. Khuôn in có thể có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo yêu cầu của bản in. Chất liệu của khuôn in thường là hợp kim nhôm hoặc gỗ. Trước khi in, khuôn phải được vệ sinh sạch sẽ và để ở nơi khô ráo.
- Bước 3: Chụp bản in
- Bước 4: Pha mực in. Lưu ý: Tùy vào từng chất liệu, bạn pha mực với tỷ lệ phù hợp
- Bước 5: In thử và canh tay kê: Đánh giá chất lượng của bản in thử, nếu bản in đạt được các tiêu chí cần thiết thì bạn bắt đầu tiến hành in hàng loạt.
- Bước 6: In hàng loạt
- Bước 7: Vệ sinh khung để in lần sau
Lưu ý: Khi in thử cần thực hiện đúng thao tác phủ mực lên máng sau đó tiến hành quét đều mực lên hai mặt lưới in. Sấy khô mực để dán phim lên mặt ngoài lưới và dùng băng dính dán 4 góc lại. Dùng tấm kính để ép phim dính vào lưới sau đó đem phơi khô dưới ánh nắng khoảng 3 phút hoặc dùng máy phơi để đảm bảo chất lượng bản in.
Ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật in lụa
In lụa được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống thực tiễn hiện nay. Trong đó, nổi bật nhất là những lĩnh vực dưới đây:
- In thiệp cưới: Kỹ thuật in lưới/lụa thường được dùng để in các loại thiệp cưới bởi độ sắc nét, giàu tính thẩm mỹ và không lo bị phai màu.
- In logo, hình ảnh, chữ viết lên các loại áo đồng phục, áo thể thao….
- In lên các loại bao bì, sản phẩm, chai, thùng, túi bọc, kim loại…
- In bổ sung cho các công đoạn phủ bề mặt thẻ cào
Trên đây là chia sẻ chi tiết về kỹ thuật in lụa và ứng dụng của nó trong đời sống thực tiễn hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật in hiện đại này.
- Hotline: 024.625.38.388
- Zalo: 0932.956.589
- Email: inbb.ducdung@gmail.com
- website: https://inducdung.vn
- Địa chỉ: Số 15, Ngõ 29, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội