Kỹ thuật bình trang trong in ấn và các điều cần lưu ý
Để in ấn ra bất kỳ sản phẩm nào đều trải qua rất nhiều công đoạn: công đoạn trước in, công đoạn trong lúc in, công đoạn sau in ấn. Mỗi công đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn nhỏ khác nhau. Trong đó kỹ thuật bình trang trong in ấn là một trong những công đoạn quan trọng góp phần tạo nên các ấn phẩm đẹp mắt hoàn hảo. Cùng in Đức Dũng tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này cùng các điều cần lưu ý khi sử dụng qua bài viết sau.
Kỹ thuật bình trang trong in ấn là gì?
Có rất nhiều người thường nhầm lẫn bình trang với layout – dàn trang. Tuy nhiên bình trang – imposition là hành động sắp xếp các trang cần in trên một tờ in lớn. Thành phẩm sau in là một tờ khổ to có thể gấp lại theo đúng thứ tự từng trang. Đây được xem là quá trình xử lý các trang thông tin hay hình ảnh trước in ấn đòi hỏi nhiều kỹ thuật cũng như kiến thức ngành in sâu sắc.
Tác dụng của kỹ thuật bình trang
Sử dụng kỹ thuật bình trang trong in ấn giúp người dùng có thể:
- Giảm chi phí sản xuất cũng như tài nguyên, nguyên liệu.
- Nâng cao năng suất in, giảm thiểu thời gian chờ đợi. Sử dụng bình trang trong in ấn giúp người dùng có thể in cùng một lúc nhiều trang giấy hay nhiều hình ảnh trong cùng một thời điểm. Số lượng trang in có thể từ 4 → 96 trang tại cùng một thời điểm.
- Giúp các công việc in ấn thương mại, báo chí, đóng gói trở lên nhanh chóng. Do đó kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực in: voucher, catalog, biển quảng cáo, tờ rơi…
- Có thể in số lượng hình ảnh, các trang in trên cùng một tờ giấy in mà không bị giới hạn
Các bước thực hiện bình trang
Kỹ thuật bình trang không quá phức tạp đối với người dùng, cụ thể người sử dụng cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn khổ bắt chữ
Hiểu một cách đơn giản là lựa chọn khổ giấy – khu vực in để tránh việc tràn lề dẫn đến mất nội dung cần in. Thông thường sẽ sử dụng khung khổ bắt chữ hình chữ nhật với kích thước khổ A4 ( 277mm x 190 mm). Nội dung in sẽ cách mỗi cạnh 20mm.
Bước 2: Đưa sát mẫu vào khổ bắt chữ
Thực hiện cân bằng mẫu in theo khổ bắt chữ, gán tọa độ vào mẫu dựa trên tọa độ của khổ chữ.
Bước 3: Chèn tràn lề cho mẫu
Đây là bước vô cùng quan trọng để thành phẩm ra không bị lẹm trang sau khi cắt. Thông thường người ta hay sử dụng khoảng cách 2mm lấn nền để tránh tình trạng lẹm trắng khi vô tình lệch dao cắt phải.
Bước 4: Thêm đường cắt
Đây là việc bạn thêm đường để cắt hoặc gấp nếp theo nền đó sau khi thành phẩm in xong.
Bước 5: Nhân bản mẫu và các dữ liệu trong khổ bắt chữ
Nên sắp xếp các con mẫu dữ liệu sát nhau tương ứng với một lần cắt cả bên. Bạn có thể sắp khít nhau theo chiều ngang hoặc chiều dọc theo khổ bắt chữ.
Bước 6: Cân khối dữ liệu chuẩn xác
Cần cân đối dữ liệu, nội dung trong khổ bắt chữ chuẩn xác tránh tình trạng tràn ra khỏi khổ. Nhóm hết các con mẫu canh vào giữa trang. Lúc này bạn có thể thực hiện xóa khổ bắt chữ và tiến hành in ấn.
Một số lưu ý khi sử dụng bình trang trước khi in
Khi sử dụng bình trang trong in ấn, bạn cần lưu ý một số chi tiết sau:
- Lựa chọn máy in: cần xem bạn thực hiện lệnh in trên máy nào, khổ giấy cho phép tối đa, tối thiểu là bao nhiêu, khoảng cách chừa nhíp ( thông thường sẽ để 1,2 → 1,5 cm nếu không chắc chắn)…
- Khổ giấy in ấn: bạn cần xác định khổ in là bao nhiêu để thực hiện bình trang vừa đủ trên một trang in.
- Đánh số trang và tay sách: một cuốn sách thường có nhiều trang in được phân theo nhóm tạo thành tay sách, nhiều tay sách gộp với nhau thành ruột sách. Bạn cần xác định cuốn sách được các tay sách được đóng lại với nhau theo hình thức đóng gộp hay đóng kẹp để sắp xếp các con mẫu hợp lý.
- Khoảng xén cắt: Cần xác định khoảng chừa xén hợp lý. Các chi tiết, hình ảnh nào nằm sát mép giấy thì nên cho tràn hẳn ra ngoài vùng chừa xén.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu được kỹ thuật bình trang trong in ấn cũng như các lưu ý cơ bản khi sử dụng kỹ thuật này. Mọi nhu cầu in ấn cũng như tư vấn thiết kế đồ họa, vui lòng liên hệ in Đức Dũng qua
- Hotline: 024.625.38.388
- Zalo: 0932.956.589
- Email: inbb.ducdung@gmail.com
- Website: https://inducdung.vn
- Địa chỉ: Số 15, Ngõ 29, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội