Kodak là cái tên lừng lẫy trong nhiều thập kỷ với những dòng sản phẩm chính là máy ảnh và cuộn phim được người tiêu dùng đánh giá rất cao về chất lượng cũng như giá thành bán ra thị trường. Tuy nhiên, câu chuyện này không kéo dài mãi mà chỉ là một thời hoàng kim do sự bảo thủ về công nghệ, không chịu đổi mới để bắt kịp với xu thế hiện đại. Sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh đã kết thúc thời dành cho Kodak.
Kodak – Một thời hoàng kim của ngành nhiếp ảnh
Kodak là thương hiệu đã làm mưa gió trên thị trường nhiếp ảnh một thời với những khoảnh khắc tuyệt vời thông qua các sản phẩm mà hãng hãng sản xuất. Năm 1888, Kodak cho ra mắt chiếc máy ảnh đầu tiên bọc da có ống kính tròn và nút chụp bên hông được phát minh bởi George Eastman tại Hoa Kỳ và có giá là 25 USD.
Sản phẩm đã đánh dấu cột mốc quan trọng của hãng nhờ giá bán rẻ và máy ảnh có thiết kế thân thiện với người dùng không chuyên. Chiếc máy ảnh này có thể chụp được khoảng 100 bức, khi hết số lượng này, người dùng có thể gửi lại hãng sản xuất với giá 10USD để thay phim mới. Chính điều này đã giúp hãng có doanh số bán phim và in ảnh vô cùng cao.
Năm 1935, Kodak cho ra mắt Kodachrome là loại phim màu đầu tiên và đã một lần nữa khuấy động ngành công nghiệp nhiếp ảnh. Sản phẩm ra đời vào giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2 đã chụp được những bức ảnh quý giá và sau này trở thành tư liệu cho lịch sử.
Năm 1962, doanh thu của Kodak vượt 1 tỷ USD, sau đó 1 năm sau, hãng đã cho ra mắt máy ảnh Kodak Instamatic tích hợp những tính năng vượt trội và đã bán được 50 triệu chiếc chỉ sau 7 năm ra mắt Kodak Instamatic. Năm 1972, doanh thu của Kodak đạt 3 tỷ USD và đến năm 1976, hãng đã chiếm lĩnh thị trường nhiếp ảnh với 85% thị phần bán máy ảnh và 90% thị phần bán phim.
Năm 1975, Kodak ra mắt máy ảnh kỹ thuật số nhưng vẫn giữ nguyên công nghệ truyền thống và đến năm 1981, doanh thu của Kodak vượt mức 10 tỷ USD. Nhưng sau đó, ngành công nghiệp nhiếp ảnh bắt đầu chuyển dịch sang kỹ thuật số nên doanh thu đã có sự giảm sút và Kodak cũng không quan tâm đến việc đổi mới để cạnh tranh nên đã có sự tụt dốc của những năm kế tiếp.
Bài học từ sự thất bại của Kodak – Muốn thành công phải đổi mới
Đến năm 2001, vị thế của Kodak dần bị tụt dốc với sự ra đời của các dòng máy ảnh kỹ thuật số đến từ Sony và doanh thu của họ đã bị lỗ tới 60 USD/ 1 chiếc máy ảnh. Những lợi thế của Kodak đã trở thành điểm yếu của họ từ thời kỳ này trở đi do không chịu đổi mới.
Năm 2009, Kodak phải dừng sản xuất phim do bị lỗ quá nặng. Đến năm 2010, thị phần của Kodak trên thị trường máy ảnh chỉ còn 7%, đứng sau Sony, Canon Nikon và những tên tuổi khác. Đến đầu năm 2012, cổ phiếu của Kodak tụt xuống 76 cent đã khiến cho hãng phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản, hủy niêm yết trên NYSE và duy trì hoạt động với ngành in, phần mềm và máy ảnh.
Dù hiện tại, Kodak vẫn hoạt động trong ngành sản xuất máy ảnh nhưng vẫn không thể lấy lại được vị thế độc tôn như xưa. Điều này do sự bảo thủ về công nghệ, không chịu đổi mới và sự phát triển quá mạnh mẽ của điện thoại thông minh đã khiến cho Kodak từ vị trí ngôi vua rớt xuống thảm hại.
Sự thất bại của Kodak cũng là bài học sâu sắc để các CEO rút ra kinh nghiệm và phải linh hoạt trước những thay đổi của xu thế thị trường nếu không muốn bị lãng quên. Ngủ quên trong chiến thắng cũng là con dao tự vẫn khiến Kodak chết dần chết mòn và tự đẩy mình rời khỏi thị trường.
Cùng với đó, sự cải cách nửa vời của Kodak cũng là lời cảnh tỉnh để thúc đẩy các doanh nghiệp tự tin tạo ra những bước đột phá. Đừng lo sợ việc đổi mới công nghệ sẽ khiến bản thân thất bại. Bởi sự phát triển của xã hội càng tăng, nếu không thay đổi đồng nghĩa với việc tự dậm chân tại chỗ và bị các đối thủ vượt mặt. Nên nhớ rằng, trong thời đại công nghệ số, cải cách luôn là vấn đề cần được chú trọng mới có thể tạo ra những bứt phá.
Hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH in bao bì Đức Dũng để được tư vấn miễn phí nhé
- Hotline: 024.625.38.388
- Zalo: 0932.956.589
- Email: inbb.ducdung@gmail.com
- Website: https://inducdung.vn
- Địa chỉ: Số 15, Ngõ 29, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Thích chúng tôi trên Facebook hoặc Instagram