Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng đối với mặt hàng thực phẩm
Cách ghi nhãn dinh dưỡng đối với mặt hàng thực phẩm như thế nào? Có những quy định gì doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo khi muốn kinh doanh mặt hàng này? Đây là những câu hỏi đang nhận được khá nhiều sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc trên.
Nhãn dinh dưỡng là gì?
Nhãn dinh dưỡng cho mặt hàng thực phẩm hay còn gọi chung là nhãn mác hàng hóa là bản vẽ, bản viết, bản chụp, bản in của hình vẽ, hình ảnh, chữ được in, dán, chạm, đính, đúc, khắc trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa. Nhãn hàng hóa giúp thể hiện các nội dung cơ bản và cần thiết của hàng hóa đó. Thông qua đó, người tiêu dùng có thể lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng một cách dễ dàng.
Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng đối với mặt hàng thực phẩm
Như đã nói ở trên, nhãn dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng và bắt buộc để các mặt hàng thực phẩm có thể lưu hành được. Chính vì vậy, cách các cá nhân, doanh nghiệp cần phải nắm được các quy định ghi nhãn dinh dưỡng để đảm bảo cho sản phẩm và hàng hóa của mình.
Ngôn ngữ trình bày nhãn mác dinh dưỡng
Những nội dung quan trọng trên nhãn phải được trình bày bằng tiếng Việt. Các loại hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước thì ngoài tiếng Việt vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ khác ở trên nhãn mác. Tuy nhiên, nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác cũng phải đảm bảo ngang bằng với tiếng Việt.
Bên cạnh đó, các loại hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam nếu như trên nhãn chưa thể hiện đầy đủ nội dung bằng tiếng Việt thì yêu cầu phải có nhãn phụ và nhãn gốc vẫn phải giữ nguyên. Các nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nhãn gốc của sản phẩm, hàng hóa.
Các nội dung bắt buộc phải có trên nhãn dinh dưỡng
- Đối với mặt hàng lương thực: Định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng và thông tin cảnh báo (nếu có).
- Đối với mặt hàng thực phẩm: Định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần hoặc thành phần định lượng, thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản sản phẩm.
- Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, thành phần định lượng hay giá trị dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản, công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có), ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
- Đối với các loại rượu: Định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng (nếu có), hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang, thông tin cảnh báo (nếu có), mã nhận diện lô (nếu có).
Tên thực phẩm ghi trên nhãn
Một số yêu cầu về tên thực phẩm khi ghi trên nhãn như:
- Được đặt ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn sản phẩm.
- Chữ viết có kích thước lớn hơn các nội dung khác theo quy định.
- Tên do cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự đặt.
- Tên không được gây hiểu sai lệch về công dụng, tính chất và thành phần của sản phẩm.
- Nếu tên thành phần được sử dụng làm tên hàng hóa thì phải được ghi rõ định lượng cụ thể.
Ngoài ra, trên nhãn dinh dưỡng của các mặt hàng thực phẩm yêu cầu phải có đủ các yếu tố: thành phần, thành phần định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng và các thành phần khác theo quy định. Việc ghi nhãn mác dinh dưỡng sẽ giúp công bố minh bạch về cách thành phần của sản phẩm giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn hơn khi mua sắm.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng cho các mặt hàng thực phẩm. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức hiểu rõ hơn để đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH in bao bì Đức Dũng để được tư vấn miễn phí nhé
- Hotline: 024.625.38.388
- Zalo: 0932.956.589
- Email: inbb.ducdung@gmail.com
- Website: https://inducdung.vn
- Địa chỉ: Số 15, Ngõ 29, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Like us on Facebook or Instagram